Đăng ký nhận thông tin

Tư vấn trực tuyến

Thống kê lượt truy cập

3635477
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
1517
1156
6493
10161
26362
17762
3635477

Hiên có 21 khách đang trực tuyến

Làm gì trong 90 giây đầu tiên?

Có nhiều cách để tạo ấn tượng tốt đẹp với khán giả trong 90 giây đầu tiên. Bạn có thể kể một câu chuyện cực kỳ lý thú để dẫn dắt và thu hút sự chú ý của khán giả vào bài thuyết trình, hoặc bạn có thể kêu gọi sự tham gia tích cực của họ ngay từ đầu bằng cách đề nghị họ giúp bạn tìm kiếm những vật dụng hoặc đạo cụ cho các hoạt động mà bạn sẽ triển khai trong chương trình…
Tuy nhiên, bạn NÊN TRÁNH một số điều sau đây:
Đề nghị khán giả điều chỉnh ánh sáng
Nếu đề nghị điều này, đôi lúc bạn có thể sẽ chuốc lấy thảm họa. Khi bạn mở lời theo kiểu: “Anh chị nào phía dưới khán phòng vui lòng tắt đèn giúp tôi. Tôi cần trình chiếu một vài thứ.”, căn phòng có thể bất thình lình chìm vào bóng tối. Và bạn, với vai trò là người thuyết trình, mù mờ quờ quạng trước những thứ cần tìm mà chẳng nhìn thấy – như công tắc hay remote máy chiếu chẳng hạn…
Lời khuyên: Đừng để bóng tối làm gián đoạn giao tiếp giữa bạn và khán giả. Nếu điều đó xảy ra, hãy đánh liều cầu cứu khán giả và chỉ nên nói rằng: “Vui lòng mang ánh sáng trở lại cho tôi.”
Đặt câu hỏi liên quan đến sự dễ chịu và tiện lợi của khán giả
Khi nào bạn bắt đầu bằng cách hỏi khán giả: “Các bạn thấy nhiệt độ ở đây quá lạnh phải không?”, hay “Hệ thống thông gió như thế nào?”, nghĩa là bạn đang thể hiện mối lo ngại của mình về những điều kiện trong khán phòng. Có thể khán giả thích thế. Họ rất khoái được bạn quan tâm. Họ rất cảm kích khi bạn hỏi điều đó. Và rồi điều gì xảy ra? Bạn sẽ được đáp lại bằng một tràng “hợp xướng” về những lời phàn nàn. Tôi đã từng nghe những người thuyết trình hỏi: “Âm nhạc trong phòng kế bên có quá lớn không?”, mà không biết cách gì để giải quyết điều đó. Nếu bạn nhận thấy có gì chưa ổn trong khán phòng, hãy đề nghị riêng với người quản lý khách sạn hay phòng họp can thiệp.
Lời khuyên: Thể hiện sự quan tâm là điều tốt, nhưng đừng đề cập hay phàn nàn những vấn đề mà bạn không thể xử lý được lúc ấy, cũng đừng lôi kéo sự chú ý hay đồng tình của khán giả vào những điều kiện bất lợi như thế. Hãy chuẩn bị và dự trù trước những giải pháp đối với các vấn đề này để bạn tránh gây xao lãng cho chính mình và cho cả khán giả nữa.
Nguồn: Internet