Đăng ký nhận thông tin

Tư vấn trực tuyến

Thống kê lượt truy cập

3626025
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
479
2341
7202
4504
16910
17762
3626025

Hiên có 7 khách đang trực tuyến

Đào tạo liên thông giữa các trình độ tay nghề

Quy định đào tạo liên thông giữa các trình độ tay nghề

(Theo Quyết định số 53/2008/QĐ- BLĐTBXH Ngày 6/5/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

Chương I Quy định chung
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng 1. Văn bản này quy định về đào tạo liên thông giữa các trình độ dạy nghề, bao gồm: Điều kiện và thẩm quyền đào tạo liên thông; tổ chức đào tạo liên thông; nhiệm vụ và quyền hạn của trường tổ chức đào tạo liên thông và của người học liên thông; chế độ báo cáo và xử lý vi ph¹m trong đào tạo liên thông. 2. Quy định này áp dụng đối với các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề và trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học có đăng ký dạy nghề (sau đây gọi tắt là trường) được tổ chức đào tạo liên thông.

Điều 2. Đào tạo liên thông Đào tạo liên thông trong hệ thống dạy nghề là quá trình đào tạo trên cơ sở công nhận kết quả học tập và kiến thức kỹ năng đã có của người học để học tiếp ở trình độ cao hơn cùng nghề đào tạo hoặc học nghề đào tạo khác cùng cấp trình độ.

Điều 3. Mục đích Quy định về đào tạo liên thông nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các trường xây dựng chương trình đào tạo liên thông, tổ chức quá trình đào tạo và công nhận kết quả học tập, kiến thức và kỹ năng nghề của người học để quá trình đào tạo liên thông diễn ra thông suốt đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Điều 4. Đối tượng và điều kiện học liên thông
1. Những người có chứng chỉ sơ cấp nghề và có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên có nhu cầu học lên trình độ trung cấp nghề (TCN) được tham gia dự tuyển.
2. Những người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề có nhu cầu học lên trình độ cao đẳng nghề (CĐN): Nếu tốt nghiệp loại khá trở lên được tuyển thẳng ngay sau khi tốt nghiệp; nếu tốt nghiệp loại trung bình phải có ít nhất 1 năm làm công việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển.
3. Những người đã tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề, nếu có nhu cầu được học liên thông sang nghề khác để có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề hoặc cao đẳng nghề thứ hai cùng nhóm nghề đào tạo.
4. Những người có bằng tốt nghiệp đào tạo nghề hoặc bằng nghề (gọi chung là bằng nghề) nếu có nhu cầu, được đào tạo liên thông lên trình độ trung cấp nghề, cụ thể như sau: - Nếu đã có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) được tuyển vào học chương trình liên thông bao gồm: Kiến thức và kỹ năng nghề cần bổ sung để đạt trình độ TCN. - Đối với những người chỉ có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, ngoài chương trình bổ sung kiến thức và kỹ năng nghề như người đã tốt nghiệp THPT, còn phải hoàn thành chương trình văn hoá THPT theo quy định đối với hệ TCN.

Chương II Điều kiện và thẩm quyền đào tạo liên thông
Điều 5. Điều kiện được đào tạo liên thông của cơ sở dạy nghề Cơ sở dạy nghề được tổ chức đào tạo liên thông khi đảm bảo đủ các điều kiện sau: 1. Có đăng ký hoạt động dạy nghề đối với những nghề đào tạo liên thông. 2. Có chỉ tiêu đào tạo liên thông nằm trong chỉ tiêu đăng ký tuyển sinh hằng năm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 3. Có chương trình đào tạo liên thông được xây dựng theo quy định tại Điều 8 của Quy định này.
Điều 6. Thẩm quyền quyết định đào tạo liên thông
1. Đối với đào tạo liên thông từ trình độ sơ cấp nghề hoặc đối với những người có bằng nghề lên trình độ trung cấp nghề, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức đào tạo liên thông tổ chức xây dựng và quyết định chương trình đào tạo liên thông và báo cáo trước khi tổ chức đào tạo theo quy định sau: a) Trường thuộc địa phương (cả công lập và tư thục) báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; b) Trường thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội báo cáo với cơ quan chủ quản; c) Trường thuộc Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty đặc biệt và tương đương báo cáo với Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty.
2. Đối với đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề lên trình độ cao đẳng nghề Hiệu trưởng trường tổ chức đào tạo liên thông tổ chức xây dựng và quyết định chương trình đào tạo liên thông từ TCN lên CĐN và phải báo cáo Tổng cục Dạy nghề trước khi tổ chức đào tạo.
3. Hồ sơ báo cáo về đào tạo liên thông quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gồm: Nghề và trình độ đăng ký đào tạo liên thông; tổ chức quá trình đào tạo; hình thức và điều kiện tuyển chọn; dự kiến chỉ tiêu đào tạo; điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và những cam kết đảm bảo chất lượng; Bản sao đăng ký hoạt động dạy nghề đối với những nghề đăng ký đào tạo liên thông; Chương trình đào tạo liên thông (chương trình dạy nghề dài hạn sang TCN hoặc chương trình đào tạo liên thông từ sơ cấp nghề lên TCN hoặc chương trình đào tạo liên thông từ TCN lên CĐN hoặc chương trình đào tạo liên thông cùng trình độ trong một nhóm nghề).

Chương III Tổ chức đào tạo liên thông
Điều 7. Tuyển sinh đào tạo liên thông Tuyển sinh đào tạo liên thông được thực hiện theo Quyết định số 08/2007/QĐ- BLĐTBXH, ngày 26/03/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy chế tuyển sinh học nghề và các quy định tại Quy định này.

Điều 8. Chương trình đào tạo liên thông
1. Chương trình đào tạo liên thông được thiết kế theo nguyên tắc linh hoạt, phát triển theo hướng kế thừa và tích hợp, để giảm tối đa thời gian học lại kiến thức và kỹ năng mà người học đã tích luỹ ở các trình độ khác.
2. Chương trình đào tạo liên thông phải phản ánh đúng mục tiêu đào tạo, yêu cầu học tập, nội dung, phương pháp dạy và học, thời gian đào tạo, kế hoạch thực hiện, phương pháp đánh giá theo trình độ và theo nghề đào tạo tương ứng.
3. Chương trình đào tạo liên thông được xây dựng dựa trên việc so sánh giữa các chương trình đào tạo để đảm bảo đủ các kiến thức, kỹ năng mà người học liên thông còn thiếu và cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề mới. 4. Chương trình đào tạo liên thông trình độ TCN đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, ngoài việc học chương trình liên thông như người tốt nghiệp THPT còn phải học chương trình văn hoá THPT áp dụng cho hệ TCN.
Điều 9. Thời gian đào tạo liên thông 1. Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào chương trình đào tạo liên thông quy định thời gian đào tạo liên thông. 2. Thời gian chương trình đào tạo liên thông từ trung cấp nghề lên cao đẳng nghề tối thiểu là 1 năm.

Điều 10. Công nhận giá trị chuyển đổi Việc công nhận kết quả học tập của người học và quyết định công nhận môn học, mô-đun mà người học nghề không phải học lại phải căn cứ vào quy định về nội dung đào tạo, khối lượng kiến thức, kỹ năng, cấu trúc chương trình và thời gian đào tạo nghề của chương trình đào tạo liên thông.
Điều 11. Tổ chức lớp đào tạo liên thông Việc đào tạo liên thông có thể được tổ chức thành các lớp riêng hoặc lớp ghép học cùng với các lớp đào tạo của trường phù hợp với kế hoạch, chương trình, loại hình đào tạo và do Hiệu trưởng quyết định.

Chương IV Nhiệm vụ và quyền hạn của trường Tổ chức đào tạo liên thông và của người học liên thông
Điều 12. Nhiệm vụ của trường tổ chức đào tạo liên thông
1. Tổ chức xây dựng, thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo liên thông theo Quy định của pháp luật.
2. Thực hiện việc tuyển sinh, đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp cho các khoá đào tạo liên thông thực hiện theo Quy định của pháp luật.
3. Thông báo công khai từ đầu năm học về các nghề được tổ chức đào tạo liên thông: Hình thức tuyển sinh, tổ chức đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp.

Điều 13. Quyền hạn của trường tổ chức đào tạo liên thông Được đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm về đào tạo liên thông theo Quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và năng lực đào tạo của trường.

Điều 14. Nhiệm vụ và quyền của người học trong đào tạo liên thông
1. Người học có nhu cầu học liên thông có nhiệm vụ: nộp đủ hồ sơ, lệ phí theo quy định; Tham dự tuyển sinh theo quy định.
2. Người học phải đóng học phí theo quy định. Tuân thủ những quy định hiện hành về đào tạo liên thông.
3. Người học được cung cấp đầy đủ thông tin về khoá học: điều kiện dự tuyển, hình thức dự tuyển, quy chế đào tạo, văn bằng tốt nghiệp, học phí...
4. Người học chương trình đào tạo liên thông được hưởng các quyền như người học nghề theo quy định hiện hành.

Chương V Chế độ báo cáo và xử lý vi phạm
Điều 15. Chế độ báo cáo 1. Hàng năm, khi kết thúc khoá học các trường tổ chức đào tạo liên thông phải báo cáo về kết quả đào tạo liên thông trong báo cáo chung với cơ quan có thẩm quyền (Báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với trường công lập thuộc địa phương và trường tư thục trên địa bàn; Báo cáo Bộ ngành đối với trường trực thuộc Bộ ngành quản lý). Báo cáo phải thể hiện đầy đủ về việc tổ chức, kết quả đào tạo liên thông. 2. Hàng năm, các Bộ ngành, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải báo cáo rõ về kết quả đào tạo liên thông trong báo cáo chung gửi Tổng cục Dạy nghề để tổng hợp trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 16. Lưu trữ hồ sơ đào tạo 1. Hồ sơ liên quan đến đào tạo liên thông phải được lưu trữ để phục vụ cho công tác nghiên cứu, giám sát, đánh giá và thanh tra khi cần thiết. 2. Hồ sơ lưu trữ bao gồm: Hồ sơ đăng ký đào tạo liên thông; Hồ sơ liên quan đến công tác tuyển sinh đào tạo liên thông; Kế hoạch lên lớp và sổ theo dõi lên lớp của học sinh, sinh viên và của giáo viên; Kết quả thi, kiểm tra các môn học, mô - đun, thi tốt nghiệp, quyết định công nhận tốt nghiệp; Sổ kết quả học tập và sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ.

Điều 17. Xử lý vi phạm Tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm quy định về đào tạo liên thông giữa các trình độ dạy nghề sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật./.