Đăng ký nhận thông tin

Tư vấn trực tuyến

Thống kê lượt truy cập

3641073
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
120
1548
3660
8429
31958
17762
3641073

Hiên có 8 khách đang trực tuyến

Bí quyết thành công trong nghề quản trị CSDL

Những lời khuyên bổ ích của hàng trăm quản trị viên cơ sở dữ liệu (DBA) xuất phát từ kinh nghiệm quản lý cơ sở dữ liệu với khách hàng và kinh nghiệm làm việc để thu được kết quả tốt đẹp cho công ty. Mục đích của bài viết này là nhằm giúp các nhà quản trị CSDL tập trung vào các khía cạnh của công việc để có được thành công. Hơn nữa bài viết này chỉ ra làm thế nào để hoạt động của cơ sở dữ liệu tốt hơn và tăng tính hiệu quả của ứng dụng.

Bí quyết 10: Đừng đổ lỗi cho người khác

Một quản trị viên cở sở dữ liệu phải có trách nhiệm rất lớn trong việc điều chỉnh và tối ưu hóa cơ sở dữ liệu để các ứng dụng mà công ty sử dụng sẽ chạy ổn định. Nhưng cũng phải chấp nhận một điều là các nhà quản lý cấp cao chỉ chú ý và quan tâm đến nhà quản trị khi có sự cố chứ không phải là để ca ngợi. Hễ có vấn đề của hệ thống thì hầu như mọi người đều có thói quen đổ lỗi cho người khác. Nhà phát triển đổ lỗi cho quản trị viên CSDL và quản trị viên CSDL lại tiếp tục đổ lỗi cho nhà quản trị mạng và cứ thế người này đổ lỗi cho người kia. Trong những tình huống như thế việc hiểu biết về cơ sở dữ liệu và lường trước những khả năng có thể xảy ra là rất quan trọng.

Đôi khi vấn đề không phải là do cơ sở dữ liệu mà có thể do ứng dụng hoặc lệnh khác đang trì hoãn ứng dụng đó. Vì thế vai trò của một quản trị viên CSDL cần phải hiểu rõ tương tác giữa các ứng dụng và cơ sở dữ liệu. Sau đó sử dụng dẫn chứng khách quan để chứng minh cụ thể vấn đề. Nhờ đó có thể xác định nguyên nhân chính xác gây ra việc trì hoãn ứng dụng thay vì để ban quản lý khiển trách bạn và than phiền về cơ sở dữ liệu.

Bí quyết 9: Thực hiện công việc mà mọi người đều quan tâm

Sẽ điều chỉnh câu lệnh SQL nào nếu có 2 câu lệnh? Điều gì sẽ xảy ra nếu có sự cố trong ứng dụng? Cần xác định quy trình hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề và tìm ra chính xác nguyên nhân. Vì thế trước hết hãy xem xét trường hợp khách hàng cụ thể với mỗi câu lệnh SQL. Trong vai trò quản trị viên CSDL, cần xem xét câu lệnh "Insert Eastbound Routes". Nó thao tác hàng nghìn lần và trung bình chỉ mất khoảng 43 giây. Tiếp tục xem xét câu lệnh khác, "Aircraft Position” thực hiện 6800 lần trong khoảng thời gian trung bình là 41,37 giây. Liệu có phải vấn đề là do câu lệnh "Aircraft Position" bởi vì khoảng thời gian thực hiện lệnh của nó khá chậm.

Bây giờ là lúc kiểm tra sự cố thời gian chờ trong cơ sở dữ liệu và tìm ra nguyên nhân thực sự đã khiến khách hàng phải chờ khi sử dụng cơ sở dữ liệu. Câu lệnh "Insert Eastbound Routes" có thời gian thực hiện trung bình khá nhanh nhưng thực tế nếu có quá nhiều thao tác có thể khiến lượng thời gian chờ hơn dài hơn. Bởi vì việc SQL chạy nhanh quá đôi khi còn ảnh hưởng xấu đến người sử dụng hơn. Như vậy sự cố có thể do câu lệnh "Insert Eastbound Routes", Nếu lựa chọn câu lệnh khác có thời gian trung bình thực hiện lớn thì sẽ phải mất nhiều thời gian và cả công sức để sửa chữa những sự cố đó. Nhờ việc sử dụng công cụ phần mềm dựa vào thời gian chờ để có thể nhanh chóng phát hiện ra nguyên nhân khiến người sử dụng phải chờ.

Bí quyết 8: Đừng lãng phí tiền của vào những việc sai lầm

Ví dụ trên đã cho thấy là một quản trị viên CSDL cần biết chắc chắn việc mình đang làm gì. Nhiều người đã nhầm lẫn khi cho rằng ứng dụng không chạy ổn định là do việc thiếu khả năng xử lý hoặc do cân bằng tải các máy chủ không tốt. Vì thế mọi người thường muốn thay đổi tình trạng của máy chủ mà không nhận ra rằng chi phí mua và cấp giấy phép mới thường rất tốn kém. Thật là lãng phí nếu tốn tiền của và thời gian mua và cài đặt phần cứng mới chỉ để cải thiện một ứng dụng nhỏ nào đó.

Thực tế nhiều công ty cho rằng nếu muốn sửa lỗi chỉ cần mua máy chủ mới với giá khoảng $700,000 thì có thể thực hiện các ứng dụng quan trọng và xử lý nhanh chóng. Nhưng chưa chắc cách này có thể mang lại hiệu quả. Nếu công ty bạn khôn khéo lựa chọn phương pháp phân tích của Wait-Time giúp xác định nguồn gốc vấn đề. Nhờ đó có thể phát hiện ra các câu truy vấn trùng và loại bỏ nguyên nhân này. Vì thế không cần tiêu tốn $700,000 mua máy chủ mới mà vẫn có thể hoàn thành công việc đúng thời hạn. Và hiển nhiên bạn trở thành ngôi sao trong mắt cấp trên.

Bí quyết 7: Luôn giữ cho khách hàng cảm thấy thoải mái và hài lòng

Đây là quy tắc vàng trong kinh doanh, vậy thì tại sao quản trị viên CSDL không thực hiện quy tắc này. Khách hàng có thể là những tổ chức hay công ty nội bộ dựa vào cơ sở dữ liệu hay ứng dụng của công ty để thực hiện các công việc quan trọng. Vì thế phải luôn quan tâm đến khách hàng của mình. Những nhà quản trị viên CSDL chuyên nghiệp luôn cố gắng làm việc nhằm giảm thiểu thời gian khách hàng phải chờ đợi. Do đó không nên ngồi chờ cho đến khi có sự cố mà hãy luôn sẵn sàng giám sát và quản lý cơ sở dữ liệu để chắc chắn sẽ không có vấn đề nào có thể trở thành sự cố nguy hiểm. Hãy là người giải quyết vấn đề trước khi nó trở thành một vấn đề nghiêm trọng.

Bí quyết 6: Không nên lãng phí thời gian tìm kiếm vấn đề

Theo bí quyết 7 thì công việc của một quản trị viên CSDL chính là phải luôn hiểu biết và nắm rõ về tình hình CSDL. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ phải luôn ngập sâu trong đống thống kê và bận rộn cho công việc tìm kiếm vấn đề. Quản trị viên đó cần có một công cụ cho biết chính xác khi nào và điều gì sẽ là vấn đề nghiêm trọng nhất trong CSDL, nó sẽ cho biết thời điểm chính xác và SQL nào đang gây nên vấn đề chậm trễ cho người
sử dụng. Vì thế cùng với việc xem xét hoạt động của CSDL, cần phải có công cụ cho phép xác định được câu lệnh SQL và những sự kiện bị trễ quan trọng nhất cũng như cho phép sửa lỗi hoạt động trước khi chúng xảy ra.

Bí quyết 5: Đừng sử dụng kỹ thuật cũ để tìm ra vấn đề mới

Một quản trị viên CSDL phải có trách nhiệm với hoạt động cơ sở dữ liệu của công ty. Chúng ta đã quen với những cách thức đơn giản để theo dõi hoạt động nhờ tính toán thống kê và tỷ lệ cache, dựa vào đó để xác định vấn đề. Phương thức mới hiện nay là sử dụng phân tích thời gian chờ. Phân tích thời gian chờ có thể phát hiện được nguyên nhân của sự cố. Phương pháp tiên tiến cho việc phân tích cơ sở dữ liệu có thể giúp các nhà quản trị CSDL vượt qua khó khăn, thực hiện trách nhiệm của mình. Nhờ đó các ứng dụng công ty dựa vào cơ sở dữ liệu sẽ có được thông tin cần thiết nhanh chóng.

Bí quyết 4: Hợp tác với các nhà phát triển

Hợp tác với các nhà phát triển ứng dụng để giúp họ hiểu rõ về cơ sở dữ liệu là một khả năng lớn để tăng hiệu quả với nhiều công ty. Hãy chỉ cho các nhà phát triển những phần họ thực sự hiểu và làm thế nào để mã có thể tác động tới cơ sở dữ liệu. Quản trị viên CSDL nên nắm rõ về sự phát triển của công ty để đưa ra giải pháp hiệu quả hơn cho khách hàng. Và thực tế kết quả sẽ thành công hơn nếu chính những nhà phát triển là người nắm rõ tác động của mã tới cơ sở dữ liệu thực. Trao đổi các vấn đề hoạt động với những người liên quan giúp tăng hiệu quả của công việc nhóm và giải quyết sự cố nhanh chóng.

Bí quyết 3: Luôn là người tiên phong

Người quản lý quản trị viên CSDL không nên cho đến khi khách hàng gọi điện phàn nàn. Tốt hơn hết là nên lường trước mọi tình huống. Khi nhận được cảnh báo về vấn đề sắp xảy ra hãy tập trung vào vấn đề đó trước khi có phàn nàn. Luôn sẵn sàng hành động khi cơ sở dữ liệu bắt đầu có dấu hiệu bất thường chứ không phải là sau khi nó đã bị sự cố.

Bí quyết 2: Hãy là người hùng, có ảnh hưởng và luôn năng động

Quản trị viên CSDL là người có trách nhiệm giải quyết vấn đề và thể hiện kết quả rõ ràng. Trong ví dụ dưới đây, bạn cần xem xét cách thức để thời gian phản ứng cho SQL có thể giảm theo thời gian. Quản trị viên CSDL có nhiệm vụ về hoạt động và hiệu quả nhưng không cần phải luôn trình bày với cấp trên và chủ ứng dụng về báo cáo này. Không cần phải khoe khoang về những thứ bạn đã làm được mà quan trọng là kết quả công việc đã thực hiện. Hãy luôn là người hùng tiên phong, có ảnh hưởng và luôn năng động.

Bí quyết 1: Sử dụng phương pháp phân tích thời gian chờ hiệu quả nhất

Thời gian chờ hay thời gian phản ứng tính từ khi người dùng ấn Enter cho đến khi họ nhận được phản hồi là cách tính chính xác về hiệu quả hoạt động. Nếu theo dõi mỗi bước trong CSDL và xác định được thời gian chờ liên quan đến mỗi bước thì sẽ dễ tìm ra được các vấn đề liên quan đến hoạt động tác động đến khách hàng. Bằng cách xác định thời gian chờ của người dùng và sắp xếp chúng theo tác động, nhà quản trị có thể xác định chính xác vị trí sự cố và ai là người có trách nhiệm.

Như đã nói ở trên, phương pháp này giúp tiết kiệm hàng nghìn đô la bởi vì nó có thể chỉ ra lệnh và mã chính xác gây nên sự trì hoãn của ứng dụng thay vì phải mua thêm phần cứng và nâng cấp bộ xử lý nhưng chưa chắc đã có thể thành công. Đây là những bí quyết thu được từ chính kinh nghiệm thực tế. Vì thế hãy cân nhắc tới công nghệ và cách tiếp cận tới phương pháp tiếp phân tích thời gian chờ hiệu quả này.
Nguồn Internet