Đăng ký nhận thông tin

Tư vấn trực tuyến

Thống kê lượt truy cập

3632314
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
633
1821
3330
10161
23199
17762
3632314

Hiên có 8 khách đang trực tuyến

Ngôn ngữ cơ thể: một sinh ngữ cần học!

Cơ bắp càng có đường có nét thì càng đẹp. Đó là lý do thiên hạ đi gym.
Tôi không đi gym tập thể hình để có cơ bắp đẹp. Nhưng tôi thức đêm tập hình thể, để tạo được những đường nét ngôn ngữ cơ thể thật đẹp, phụ họa cho các thông điệp tôi trình bày trong mọi cuộc diễn thuyết.
Và tất nhiên, ngôn ngữ hình thể liên quan đến các cử chỉ, động tác. Mà cử chỉ động tác lại liên quan đến các cơ trên thân thể. Thành ra, để dùng ngôn ngữ cơ thể cho tốt, bạn phải tập nhuyễn một số cơ nào đó để chúng “hát bè” cho những gì chính yếu bạn muốn trình bày.
Khán giả họ nghe bạn không chỉ bằng tai, nhưng còn bằng cả mắt nữa. Điều này hẳn bạn biết rõ, và ông Ralph Waldo Emerson cũng đã nói khái quát dùm bạn điều đó, đại ý rằng ngôn ngữ cơ thể của bạn nó rất “to mồm,” đến độ lấn át cả những điều tôi đang nghe. Đấy, bạn phải ra sức chiều chuộng cả tai lẫn mắtngười nghe thì mới mong người ta đón nhận những điều bạn muốn trình bày.
Mà để như thế, ngoài việc luyện nói , bạn còn phải luyện cơ – tức là tập dùng các cử chỉ, điệu bộ, dáng vẻ cho thuần nhuyễn để phục vụ cho việc nói năng, trình bày.
Cần luyện những “cơ” nào?
Cơ mắt – mắt là cửa sổ tâm hồn (nếu bạn thích gọi kiểu “sến” ấy), mà từ tâm hồn đến tâm hồn là con đường ngắn nhất để tạo thiện cảm, để thuyết phục, chinh phục và tạo mối gắn kết chặt chẽ với người khác, cho nên muốn “bày biện” tâm hồn mình ra, bạn phải giao tiếp mắt cho tốt. Phải dùng mắt để kết nối với người nghe.
Cơ miệng – ở đây, tôi muốn nói đến nụ cười. Bạn phải tập mỉm cười thật nhiều, để có nụ cười tự nhiên. Nụ cười dễ tạo thân thiện và gắn kết, thành ra, phải tận dụng cho được.
Cơ mặt – mỗi thể loại cảm xúc khác nhau đều thể hiện ra với từng nét mặt khác nhau. Bạn có cảm xúc thế nào, thì các cơ mặt sẽ tự động tạo ra hình thù tương ứng. Và ngược lại, việc chủ động tạo hình nét mặt cũng có thể giúp bạn thể hiện được cảm xúc mình muốn chuyển tải.
Cơ tay – là các cử chỉ ngón tay, bàn tay, cánh tay. Chúng phải vung vẩy đúng nhịp với thông điệp bạn muốn “hát lên”.
Cơ chân – là nói đến cách đi đứng, di chuyển trước mắt khán giả trong lúc nói chuyện, trình bày. Làm sao để đi đứng tự tin, di chuyển “mượt mà” trong mắt khán giả.
Tất nhiên, theo tôi biết, thân thể con người có hơn 700 cơ. Kể ra không hết, tôi chỉ chọn một vài cơ căn bản bạn cần lưu ý như trên tập luyện để góp phần minh họa và tạo hiệu quả cho mọi bài nói chuyện của mình.
Cơ thể là thứ sinh ngữ khó học; và để nói cho thạo được thứ ngôn ngữ này, bạn phải luyện và luyện rất nhiều, thì mới có thể giao tiếp hiệu quả được trong mọi tình huống cuộc sống và công việc. Thành ra, trong mọi khóa huấn luyện về nghệ thuật giao tiếp, trình bày, tôi luôn đặt chú trọng vào, và luôn tận tình chia sẻ, về bí quyết tập và dùng ngôn ngữ cơ thể cho thuần thục.
Nguồn: Internet