Đăng ký nhận thông tin

Tư vấn trực tuyến

Thống kê lượt truy cập

3636114
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
446
1708
7130
10161
26999
17762
3636114

Hiên có 16 khách đang trực tuyến

6 rào cản và cách vượt qua


1. Thiếu nhiệt tình

Bạn có thực sự tin sản phẩm mình tốt hơn sản phẩm đối thủ? Trôngbạn có tự tin như bạn nói không? Sẽ chẳng ai tin vào các ích lợi của sản phẩm nếu bạn không thể hiện ra sự đam mê, nhiệt tình và cam kết qua nét mặt mình.
Làm sao vượt qua: thể hiện ra một ít nhiệt tình
  1. Bắt đầu để ý đến nét mặt của bạn. Có thể trước giờ bạn chưa để ý đến những lúc bạn cau mày nhăn mặt, đảo mắt hay cau có giận dữ.

  2. Các nét mặt của bạn phải được thể hiện phù hợp với chủ đề, người nghe và mục tiêu bài nói. Khi bạn cười trong lúc nói một thông điệp nghiêm trọng hay tiêu cực, bạn tạo ra một sự thiếu nhất quán giữa nét mặt và thông điệp của mình.

  3. Một khi đã gia tăng ý thức về nét mặt, hãy thực hành kỹ năng đưa chúng vào thông điệp của bạn, dùng các biểu hiện nét mặt phù hợp vào mỗi tình huống. Chắc bạn không hề muốn có một cái nhìn lạnh như băng trên mặt khi bạn đang thể hiện niềm tin và sự say mê dành cho các sản phẩm của công ty mình.

2. Ngôn ngữ cơ thể phân tán

Khi nói chuyện, bạn có dùng tay và quá nhiều ngôn ngữ cơ thể không? Nếu bạn thường xuyên dùng nhiều các cử chỉ, bạn sẽ khó lòng suy nghĩ nhanh chóng và bạn đang tạo ra tình trạng phân tán.
Ngôn ngữ cơ thể của bạn có mục đích gì không?
Hãy hỏi bạn bè, gia đình, đồng nghiệp góp ý xây dựng về cách dùng tay và cử chỉ của mình. Đừng lạm dụng nhưng cũng đừng thiếu.
Làm sao vượt qua: dùng ngôn ngữ cơ thể để nhấn mạnh
  1. Các diễn giả tự tin thường dùng ngôn ngữ cơ thể để nhấn mạnh lời họ nói. Hãy vận động tay chân có mục đích, tránh khép hai tay vào người hay cứ dùng lui tới một cử chỉ lặp đi lặp lại; thay vào đó, hãy mở rộng các cử chỉ và dùng tay để nhấn mạnh và mô tả thông điệp của bạn.
  2. Thêm sự đa dạng vào ngôn ngữ cơ thể của bạn bằng cách thư giãn buông lỏng hai cánh tay dọc sườn sau khi bạn hoàn tất một cử chỉ nào đó.
Ích lợi đi kèm:
- Khi ngôn ngữ cơ thể của bạn tạo ra một hình ảnh thị giác cho người nghe, họ sẽ nhớ nhiều thông tin bạn nói hơn và sẽ nhớ thông điệp bạn trình bày lâu hơn.
- Ngôn ngữ cơ thể sẽ lôi kéo được sự tập trung của người nghe.
- Ngôn ngữ cơ thể sẽ thêm năng lượng và sức mạnh cho giọng nói bạn và làm cho bớt lo lắng, bồn chồn.

3. Thiếu tập trung

Càng đưa vào các thông tin không cần thiết, bạn càng dễ làm cho người nghe hiểu sai nội dung chính bạn trình bày.
Cách tránh: tập trung
  1. Khi bạn bắt đầu nói quá nhiều và cảm thấy như một chiếc tàu lửa sắp trật đường ray, hãy đặt chân lên thắng và đưa bạn trở lại đường ray… TẠM NGƯNG LẠI!
  2. Giữ mục tiêu trong đầu. Hãy nghĩ theo hướng là độc giả mình cần biết gì về điều bạn muốn họ làm, không phải về điều bạn muốn nói với họ.
  3. Đặt ý thức vào từng lời bạn nói.
  4. Dồn thông điệp bạn vào ba điểm quan trọng.
  5. Để ý đến người nghe. Họ phản ứng thế nào với những gì bạn nói ra.

4. PowerPoint không phải là thứ giúp bạn ghi chú

Mục đích của PowerPoint là để hỗ trợ và tăng hiệu quả thông điệp bạn trình bày qua các hình ảnh và minh họa.
Làm sao vượt qua: các slide nên nhiều hình ảnh, đừng nhiều lời
  1. Việc bạn thiết kế công cụ hình ảnh trực quan thế nào sẽ quyết định khả năng bạn kết nối với người nghe như thế.
  2. Tạo các slide với nhiều hình ảnh hơn, và ít chữ hơn.
  3. Tự hỏi, “Tại sao tôi dùng slide này?”
  4. Xác định để coi các slide có hỗ trợ tốt nhất cho thông điệp bạn muốn chuyển tải hay không dựa trên các tiêu chí sau:
- Mong đợi và nhu cầu của người nghe.
- Kinh nghiệm và mức độ hiểu biết của người nghe.
- Các mục tiêu bạn nhắm tới cho thông điệp mình.
- Khung thời gian
- Số lượng người nghe.
Nếu bạn đang sử dụng một template cho một bài nói nào đó đã hơn sáu tháng, thì nên cân nhắc thay lại giao diện mới.
Khi thuyết trình, đừng chỉ chăm chăm nhìn vào các slide. Lúc ngưng thì nhìn, còn lúc nói thì nhìn vào mắt người nghe để tạo mối kết nối.

5. Các từ đệm

Thường các diễn giả hay dùng các từ đệm (“ờ,” “như các bạn biết,” “um”, v.v). Nếu mắc chứng đó, bạn nên thay các từ đệm đó bằng các khoảng tạm dừng. Thường ta dùng các từ đệm để “kéo” thêm thời giờ để suy nghĩ về điều mình muốn nói tiếp. Nhưng khổ nỗi là những từ này gây phân tán, làm cho người nghe bỏ lỡ thông điệp bạn trình bày.
Làm sao vượt qua: giảm thiểu từ đệm
Lợi ích cho bạn:
- Suy nghĩ nhanh.
- Đi thằng vào vấn đề, tránh lòng vòng dài dòng.
- Hít hơi thư giãn.
- Giữ sự tập trung của người nghe.
- Kiểm soát tốt thông điệp của bạn.
Lợi ích cho người nghe
- Nghe, hiểu, và phản ứng.
- Hành động theo những gì bạn nói.

6. Thiếu kết nối bằng mắt

Cách duy nhất để tạo quan hệ tốt là dùng lòng tin cậy. Khi bạn quên điều cần nói, thường bạn sẽ nhìn xuống đất, lên trần, các slide PowerPoint hoặc bất cứ chỗ nào khác trừ…người nghe.
Làm sao vượt qua: giữ ánh mắt hướng về người nghe.
Khi nói với hơn hai cá nhân, hãy kết nối với từng cá nhân cho đến lúc nói xong một tư tưởng hay một câu hoàn chỉnh. Dừng lại một chút khi bạn di chuyển ánh mắt mình từ cá nhân này sang cá nhân khác.
Nguồn Intenert